Nhận thức về nhiệm vụ xây dựng Đảng ngày càng rõ và ngày càng cao hơn; ý thức tu dưỡng, rèn luyện nêu cao vai trò gương mẫu, nêu gương của cán bộ, công chức tốt hơn. Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đánh giá chất lượng, phân loại tổ chức đảng, đảng viên hàng năm gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng đi vào thực chất.
Công tác xây dựng Đảng ngày càng được quan tâm; các nguyên tắc về xây dựng Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ được thực hiện nghiêm túc, kỷ cương, kỷ luật đảng được giữ vững. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ngày càng được củng cố; đa số cấp ủy, tổ chức đảng thể hiện được vai trò là hạt nhân chính trị trong việc lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ quan, đơn vị, địa phương.
Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường; qua đó, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, uốn nắn những sai phạm, khuyết điểm; đồng thời, xử lý, thi hành kỷ luật Đảng nghiêm minh, đúng quy định đối với các trường hợp vi phạm. Đồng thời, trong thời gian qua, nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã được phát hiện và tập trung chỉ đạo điều tra, xét xử nghiêm minh theo đúng quy trình pháp luật, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Mặt trận, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên; nhất là công tác giám sát đấu tranh trước những tư tưởng, quan điểm và biểu hiện sai trái, lệch lạc góp phần tích cực xây dựng Đảng bộ tỉnh nhà ngày càng trong sạch, vững mạnh. Ý thức, trách nhiệm của đội ngũ đảng viên được nâng lên một bước; cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước…đã dồn quyết tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết những vấn đề nổi lên, có trọng tâm, trọng điểm; mạnh mẽ hơn trong xử lý về hạn chế, yếu kém, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, đó là:
Kết quả thực hiện một số việc chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra; sự chuyển biến qua thực hiện Nghị quyết chưa thực sự đồng bộ. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ; tình trạng cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống vẫn còn diễn ra nhưng chưa được nhận rõ, dẫn tới nhiều cán bộ phải xử lý kỷ luật, trong đó có cả xử lý hình sự.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng và đảng viên còn hạn chế. Trong tự phê bình và phê bình, chưa làm rõ trách nhiệm các sai phạm, tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm vẫn còn khá phổ biến, một số cán bộ, đảng viên chưa tự giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao phụ trách. Chính vì thế, trong thời gian qua, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, vấn đề bức xúc trong nhân dân tuy đã được thấy rõ nhưng việc giải quyết rất chậm, kéo dài, làm ảnh hưởng đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh nhà, gây bức xúc trong nhân dân. Trong khi đó, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ một số nơi không cao, thiếu chủ động trong tham mưu, đề xuất, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; bên cạnh đó còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; xử lý công việc còn nặng về hành chính, văn bản chuyển lòng vòng, không chú ý đi kiểm tra thực tế. Đây là khuyết điểm mà cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp phải nghiêm túc nhìn nhận và phải có biện pháp khắc phục, sửa chữa ngay trong thời gian tới; đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tự nhìn nhận, soi xét lại chính mình để có biện pháp khắc phục phù hợp.
- Một số ít cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát, chưa chú ý công tác tự kiểm tra dẫn đến xảy ra sai phạm kéo dài; kết quả nắm bắt thông tin, phát hiện dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên còn hạn chế; tiến độ giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kết luận một số vụ việc còn chậm.
Nguyên nhân là do:
Quá trình kiểm điểm tự phê bình và phê bình hàng năm vẫn còn nể nang, né tránh, ngại va chạm, chưa mạnh dạn nhận diện, chỉ ra những biểu hiện suy thoái trong tập thể mình.
Công tác đánh giá, nhận xét cán bộ vẫn còn một số trường hợp chưa sát, đúng; công tác đào tạo cán bộ có lúc, có nơi chưa gắn với quy hoạch, bố trí, sử dụng.
Một số ít cán bộ, đảng viên, công chức, nhân viên, hội viên thiếu gương mẫu trong sinh hoạt và chưa phát huy tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tự phê bình và phê bình qua kiểm điểm hàng năm; việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy chưa tập trung thường xuyên; chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, nhất là ở cơ sở còn hạn chế. Một số nơi chưa thật sự sâu sát với cơ sở và địa bàn dân cư; những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà nhân dân quan tâm chưa được giải quyết kịp thời. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác phát hiện, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng chưa cao, phần lớn là do Nhân dân và báo chí phát hiện.
Để phát huy kết quả đạt được và khắc phục những vấn đề còn hạn chế nêu trên, trong thời gian tới cấp ủy các cấp trong toàn Đảng bộ tỉnh cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, căn cứ yêu cầu thực tiễn của tỉnh và từng địa phương, cơ quan, đơn vị, tiếp tục tổ chức triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp đã được nêu trong Chương trình hành động số 12-NQ/TU của Tỉnh uỷ (khóa XIII).
Hai là, Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và quyết tâm chính trị của cấp ủy các cấp về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đưa việc tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, về nhận diện, đấu tranh khắc phục những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vào sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt của các đoàn thể, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và thống nhất về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên. Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình, vượt qua trở ngại tâm lý va chạm, dĩ hòa vi quý, thích khen hơn thích chê, tự thỏa mãn, biến xấu thành tốt, yếu thành mạnh, nghiêm túc, nghiêm khắc hơn với đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, đảng viên, tổ chức đảng.
Ba là, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 (khóa XII). Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự học, tự rèn luyện, tu dưỡng; đồng thời, cấp có thẩm quyền phải kiên quyết xử lý và kịp thời thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý tham nhũng, lãng phí, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; làm việc không hiệu quả. Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình trực tiếp quản lý. Thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ và các hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Mọi quyết định của người đứng đầu, của tập thể ban thường vụ cấp ủy về công tác cán bộ phải khách quan, trong sáng, đúng tinh thần vì công việc, không bị chi phối bởi quan hệ, vật chất, nể nang. Từng cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đánh giá lại đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là về năng lực, đạo đức công vụ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, lề lối làm việc, có giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Bốn là, cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử có trọng tâm, trọng điểm hoặc dư luận, xã hội quan tâm để phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm tư cách, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ngăn chặn quan hệ “lợi ích nhóm” gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng.
Năm là, tăng cường chỉ đạo thực hiện hiệu quả hơn nữa việc tham gia giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội; giám sát phải chặt chẽ, khách quan, thực chất, bằng nhiều kênh; phản biện phải sâu sắc, có hàm lượng tri thức cao, đi vào chiều sâu; gắn với đề xuất giải pháp khoa học, thực tiễn, phù hợp với mong muốn của nhân dân./.